Văn hóa Đạo đức và Rủi ro
Để theo đuổi những điều kỳ diệu của khoa học, chúng ta cần một kim chỉ nam vững chắc về đạo đức.
Mục đích táo bạo và cao quý của chúng ta đòi hỏi một nền văn hóa thúc đẩy và được thúc đẩy bởi đạo đức và liêm chính trong kinh doanh. Điều đó có nghĩa là tất cả chúng ta đều mang hết giá trị đạo đức tốt nhất của mình vào công việc để đưa ra những quyết định đúng đắn cho những người mà chúng ta phục vụ.
Để đạt được điều đó, khung ra quyết định dựa trên các nguyên tắc chấp nhận rủi ro một cách cẩn trọng, công bằng và có đạo đức hướng dẫn chúng ta ở mọi cấp độ để làm điều đúng đắn.
Điều này cũng có nghĩa là chịu trách nhiệm về các hành động của chúng ta để mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân, khách hàng và các bên liên quan.
Văn hóa Đạo đức của Chúng ta
Khi chúng ta hành động phù hợp với các nguyên tắc của Bộ Quy tắc Ứng xử, Văn hóa và Đạo đức của chúng ta nuôi dưỡng lẫn nhau, tạo ra một “vòng tròn đạo đức ”.
Ví dụ, khi chúng ta theo đuổi công bằng và công lý, chúng ta thúc đẩy một môi trường đạo đức và an toàn – đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên tin tưởng, chịu trách nhiệm và can đảm hơn để đặt những câu hỏi đúng và thách thức hiện trạng. Tất cả những điều này cùng giúp chúng ta thực hiện mục đích của mình, với bệnh nhân là trung tâm trong suy nghĩ của chúng ta.
Bộ Quy tắc Ứng xử xác định và giúp chúng ta áp dụng kim chỉ nam về đạo đức của mình, hướng dẫn chúng ta đưa ra quyết định một cách có đạo đức và công bằng.
Chấp nhận Rủi ro một cách cẩn trọng là cách chúng ta đưa ra quyết định tại Sanofi
Thay đổi cách thực hành y khoa là một thách thức. Chúng ta không nên để những thách thức đó che phủ những cơ hội thú vị phía trước và che phủ những tác động tích cực của khoa học đối với cuộc sống của mọi người.
Để đạt được những đột phá, chúng ta cần khai phá tiềm năng đổi mới của mình một cách an toàn trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về đạo đức và liêm chính trong kinh doanh. Chúng ta biết rằng phần thưởng lớn sẽ đi kèm với rủi ro. Và trong thế giới chăm sóc sức khỏe đang phát triển nhanh và vô định, chúng ta cần cân nhắc các rủi ro, cơ hội liên quan, và minh bạch về động cơ của mình. Để đạt được điều này, chúng ta dựa vào một khung ra quyết định chung.
Chấp nhận Rủi ro một cách cẩn trọng là gì?
Chấp nhận Rủi ro một cách cẩn trọng là đưa ra quyết định đúng đắn bằng cách tối đa hóa cơ hội trong khi làm chủ rủi ro trong cái gọi là “Vùng Màu Tím”.
Điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm ra mức độ rủi ro phù hợp có thể được chấp nhận trong khả năng chấp nhận rủi ro của công ty, tránh việc quá thận trọng hoặc bất cẩn quá mức, để chúng ta nắm bắt cơ hội vào đúng thời điểm và mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân, khách hàng và các bên liên quan.
Chấp nhận Rủi ro một cách cẩn trọng là yếu tố thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp của chúng ta và là chất xúc tác cho định vị giá trị nhân viên (EVP) và hành vi Play To Win – Chơi để thắng. Nó phản ánh cách chúng ta cư xử, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm.
Chấp nhận Rủi ro một cách cẩn trọng không bao giờ là liều lĩnh. Chúng ta không thỏa hiệp sự liêm chính của mình. Chúng ta không vi phạm pháp luật hoặc làm trái với các chính sách của chúng ta. Chúng ta không đặt bệnh nhân, nhân viên hoặc hành tinh của chúng ta vào nguy hiểm.
Tại Sanofi, tất cả chúng ta đều được trao quyền để áp dụng tư duy Chấp nhận Rủi ro một cách cẩn trọng bằng cách sử dụng các nguyên tắc TRT:
Thoughtful (Cẩn trọng): Chúng ta dựa vào sự đánh giá đúng đắn của nhân viên và các giá trị của chúng ta để làm điều đúng đắn. Chúng ta thu hút các bên liên quan phù hợp để tìm kiếm sự đa dạng về quan điểm và mở rộng tư duy. Chúng ta có đạo đức và hòa nhập.
Risk (Rủi ro): Chúng ta cân bằng các rủi ro và cơ hội để đưa ra những lựa chọn sáng suốt và táo bạo và đảm bảo lợi ích vượt trội hơn rủi ro. Chúng ta đặt bệnh nhân và khách hàng là trung tâm trong suy nghĩ của mình khi đưa ra các giải pháp. Chúng ta can đảm và được thúc đẩy bởi một mục đích chung.
Taking (Chấp nhận): Chúng ta tuân theo cách tiếp cận thực tế với vai trò ra quyết định rõ ràng. Chúng ta chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, ăn mừng thành công và cùng nhau – Một Sanofi để học hỏi từ những kết quả không mong muốn. Chúng ta được trao quyền và có trách nhiệm.
Làm thế nào để áp dụng việc chấp nhận rủi ro một cách cẩn trọng?
Một quá trình ra quyết định bao gồm 6 bước đơn giản và thiết thực đã được thiết kế để hướng dẫn chúng ta đưa ra quyết định hàng ngày, tự hỏi bản thân những câu hỏi phù hợp và áp dụng các nguyên tắc TRT:
- Bước 1: Xác định
- Bước 2: Tham gia
- Bước 3: Đánh giá
- Bước 4: Quyết định
- Bước 5: Thực hiện
- Bước 6: Học hỏi
Đó là những gì chúng ta gọi là “trải nghiệm TRT”.
Nó giúp chúng ta kích hoạt tư duy đúng đắn và tuân theo cách tiếp cận chung và nhất quán để đưa ra quyết định tốt nhất ở mọi cấp độ của tổ chức.
Và khi chúng ta có trải nghiệm TRT, chúng ta được khuyến khích suy ngẫm về các quyết định của mình, cân nhắc xem điều gì đã hiệu quả và điều gì có thể cải thiện, đồng thời đảm bảo rằng các thực hành tốt nhất và bài học kinh nghiệm được chia sẻ để cùng nhau phát triển.
Ra quyết định công bằng và có đạo đức
Đưa ra quyết định công bằng
Đưa ra quyết định công bằng là tránh thành kiến và đảm bảo các tiêu chí minh bạch, khách quan và công bằng trong suốt quá trình. Điều này cũng có nghĩa là thu thập và đánh giá tất cả thông tin liên quan, lắng nghe ý kiến của những người sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định và đưa ra lý do rõ ràng và có ý nghĩa cho quyết định của chúng ta.
Định hướng các vùng xám
Để theo đuổi sự tiến bộ, chúng ta phải đưa ra các quyết định phức tạp mỗi ngày. Những quyết định này không phải lúc nào cũng trắng đen rõ ràng – vậy làm thế nào để chúng ta định hướng các vùng xám? Và làm điều đúng đắn sẽ như thế nào, ngoài việc tuân thủ đầy đủ luật pháp và quy định?
Để đưa ra quyết định có đạo đức, chúng ta cần hiểu hai điều: (1) hậu quả tiềm ẩn của các hành động của chúng ta và (2) động lực của chúng ta cho những hành động đó.
Điều này có nghĩa là chịu trách nhiệm về kết quả của quyết định của chúng ta và dựa vào xét đoán sáng suốt của mình để làm điều đúng đắn, thông qua việc liên tục tự đặt câu hỏi cho bản thân:
- Quyết định của tôi có phù hợp với mục đích theo đuổi những điều kỳ diệu của khoa học để cải thiện cuộc sống của mọi người không?
- Quyết định của tôi có phù hợp với các giá trị của Sanofi không?
- Tôi có đang vi phạm bất kỳ luật nào, bất kỳ chính sách, quy trình nào của Sanofi hoặc bất kỳ chuẩn mực nào được nêu trong bộ quy tắc này không?
- Tôi có làm gì để Sanofi phải đối mặt với các sai phạm hình sự trong nội bộ hoặc bên ngoài không?
- Tôi có đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân của mình không?
- Tôi có đối xử với những người khác giống như cách tôi mong muốn được đối xử không?
- Tôi có cảm thấy thoải mái khi công chúng cứ tìm đọc về quyết định của tôi trên mạng không?
Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này là “KHÔNG”, hãy yêu cầu trợ giúp.
Công bằng trong Tổ chức
Công bằng trong Tổ chức là gì?
Cách thức chúng ta hành xử với tư cách là Công Ty có tác động sâu sắc đến nhân viên/ đồng nghiệp của chúng ta. Để Sanofi trở thành một nơi làm việc công bằng và an toàn, chúng ta nuôi dưỡng một nền văn hóa nơi mọi người cảm thấy họ được đối xử công bằng và không ngại LÊN TIẾNG, yêu cầu giúp đỡ hoặc thách thức những điều mà họ thấy không đúng, hoặc cảm nhận có vẻ không đúng.
”Các yếu tố chính thúc đẩy Công bằng Tổ chức là Bộ Quy tắc Ứng xử và các chính sách cân bằng, hòa nhập, nguyên tắc chống trả đũa, các biện pháp kỷ luật công bằng và nhất quán và Văn hóa Lên tiếng.
Không khoan nhượng
Trong cam kết thúc đẩy văn hóa đạo đức, liêm chính trong kinh doanh và tôn trọng lẫn nhau, Sanofi nghiêm cấm bất kỳ hành vi nào có thể ảnh hưởng tiêu cực đến phẩm giá của một người hoặc gây tổn hại đến Sanofi hoặc danh tiếng của Sanofi.
Chúng ta không dung thứ hoặc ủng hộ bất kỳ hình thức gian lận, quấy rối nào (ví dụ: quấy rối thể chất, tình dục, tâm lý, bằng lời nói hoặc bất kỳ hình thức nào khác), phân biệt đối xử (ví dụ: dựa trên giới tính, bản dạng giới, tuổi tác, nguồn gốc, chủng tộc, di sản, tôn giáo, khuynh hướng tình dục, ngoại hình, sức khỏe, khuyết tật, hoạt động công đoàn, quan điểm chính trị, quốc tịch, tình trạng gia đình hoặc trên bất kỳ cơ sở nào khác), hành vi trả đũa hoặc vi phạm nhân quyền. Những hành vi này về cơ bản không phù hợp với các giá trị cốt lõi của chúng ta và sẽ phải tuân theo các nguyên tắc không khoan nhượng trong tất cả các hoạt động của chúng ta trên toàn cầu và áp dụng cho tất cả nhân viên.
Không Trả đũa
Các nhân viên, nhà thầu, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp và người lao động trong chuỗi giá trị đã báo cáo hoặc tham gia vào cuộc điều tra liên quan đến bất kỳ nghi ngờ về hành vi vi phạm một điều luật hoặc nguyên tắc hiện hành sẽ không phải chịu bất kỳ hành động bất lợi nào (ví dụ: phân biệt đối xử, trả thù hoặc hành động kỷ luật), trừ khi chính họ tham gia vào hành vi sai trái.
Sanofi không dung thứ và áp dụng chính sách không khoan nhượng đối với bất kỳ hình thức trả đũa nào, điều này sẽ dẫn đến việc áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với cá nhân thực hiện hành vi trả đũa, bao gồm cả việc chấm dứt hợp đồng.
Lên Tiếng
Là nhân viên Sanofi, tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc xây dựng một văn hóa làm việc lành mạnh, nơi chúng ta có thể phát huy hết khả năng của mình trong công việc, làm điều đúng đắn, xây dựng an toàn tâm lý và sự tin cậy ở mọi cấp độ của tổ chức.
Chương trình Lên Tiếng toàn cầu của chúng ta trao quyền cho nhân viên:
- chia sẻ các phản hồi mang tính xây dựng, tập trung, kịp thời và có thể hành động để xây dựng các đội nhóm có hiệu suất cao,
- thảo luận ý tưởng một cách cởi mở, chia sẻ quan điểm và yêu cầu đóng góp để thúc đẩy sự đa dạng về quan điểm và đưa ra quyết định tốt hơn,
- thách thức hiện trạng để trao quyền cho nhân viên Sanofi thúc đẩy sự đơn giản hóa, thay đổi tích cực và ảnh hưởng đến kết quả,
- nêu lên các mối quan ngại và đưa các vấn đề ra ánh sáng để thúc đẩy sự công bằng, tinh thần trách nhiệm và giữ cho Sanofi, bệnh nhân, đối tác của chúng ta và chính bản thân chúng ta được an toàn.
Văn phòng Tư vấn và Hỗ trợ Ombuds
Sanofi đã ra mắt Văn phòng Tư vấn và Hỗ trợ Ombuds (“Văn phòng Ombuds”) nội bộ vào năm 2024.
Văn phòng Ombuds là một kênh bổ sung bên cạnh tất cả các kênh chính thức để tiếp nhận các quan ngại, nhưng Văn phòng Ombuds không thay thế các kênh báo cáo và Điều tra hiện có hoặc Đường dây Trợ giúp Lên tiếng.
Văn phòng Ombuds là một mạng lưới toàn cầu gồm có đồng nghiệp đã được đào tạo để cung cấp các hỗ trợ độc lập, công bằng, bảo mật và thân thiện giúp cho nhân viên có thể vượt qua các tranh chấp, xung đột và các rào cản cản trở họ phát huy tiềm năng của mình.
Văn phòng Ombuds là một kênh bổ sung bên cạnh tất cả các kênh chính thức tiếp nhận các quan ngại và nó không thay thế các kênh báo cáo và Điều tra hiện có hoặc Đường dây Hỗ trợ Lên tiếng.
Thông qua Văn phòng Ombuds, Sanofi sẽ có thể bổ sung thêm nguồn hướng dẫn và hỗ trợ để giải quyết các vấn đề kịp thời; công bằng và ở cấp độ thích hợp; cải thiện kỹ năng giao tiếp và xử lý xung đột; duy trì văn hóa giao tiếp cởi mở và minh bạch; bảo vệ các mối quan hệ và danh tiếng; và thúc đẩy một tổ chức gắn kết và tích cực.
Theo Điều lệ của Văn phòng Ombuds và nghĩa vụ bảo mật của Ombuds và người báo cáo, Ombuds sẽ bảo vệ danh tính của những cá nhân liên hệ với họ và thông tin được chia sẻ, trừ khi Ombuds xác định có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng cho con người hoặc tài sản, tại thời điểm đó Ombuds sẽ chuyển tiếp vấn đề đến nguồn lực thích hợp.
Chỉ có dữ liệu tổng hợp về việc sử dụng dịch vụ của Văn phòng Ombuds và các xu hướng diễn biến được báo cáo cho ban quản lý Sanofi và Văn phòng Ombuds sẽ không tiết lộ thông tin chi tiết của người báo cáo cho bất kỳ cá nhân nào, bao gồm cả Người quản lý, Ban quản lý và Lãnh đạo của Sanofi, hoặc bất kỳ bên thứ ba nào.
Bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn?
Khám phá cách chúng tôi tối đa hóa cơ hội đồng thời tối thiểu hóa rủi ro.